Những ý kiến trái chiều về phương pháp học tập qua trải nghiệm của David Kolb

Phan Thị Thanh Lương tổng hợp

Quan điểm từ giáo dục phi chính quy

Trong cuốn sách của Jarvis (2011) về Học tập người lớn trong bối cảnh xã hội, ông đã nhận xét rằng chu trình học tập của Kolb quá đơn giản và giản lược, cần phải đào sâu hơn các giai đoạn của chu trình để hiểu được rõ ý nghĩa của các giai đoạn đó. Các giai đoạn trong chu trình thực tế cũng không xuất hiện một cách lần lượt như trong chu trình của Kolb mà có thể nhảy cóc từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Ông có đưa ví dụ về một người đọc toán phức tạp sẽ liên quan đến giai đoạn khái niệm trừu tượng rồi mới đến hình thành kinh nghiệm rời rạc.

Từ lĩnh vực giáo dục người lớn và giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai

Rogers (1996) cho rằng, học tập bao gồm mục tiêu, dự định, lựa chọn và quyết định, những điều này không hoàn toàn phù hợp với chu trình học tập của Kolb. Có ít nhất là ba loại học tập khác nhau và với mỗi loại học tập, mỗi chúng ta lại có một phong cách học riêng.

Để đánh giá mình Kolb cũng chỉ ra giới hạn lớn nhất, kết quả dựa chủ yếu vào cách học do người học tự đánh giá, không đánh giá phong cách học tập thông qua tiêu chuẩn hay hành vi, như một số nhà bình luận đã làm, và nó chỉ có giá trị trong phạm vi cá nhân của người học không phải trong mối quan hệ với người khác.

Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh giá thấp đóng góp của Kolb. Dù có hạn chế, xong mô hình học tập trải nghiệm, xét trên khía cạnh khoa học, đã thay đổi tư duy giáo dục từ chỗ đặt giảng viên vào vị trí trung tâm sang lấy sinh viên làm trung tâm. Nhiều nhà khoa học đã nhận định, học tập trải nghiệm là một chủ đề sống động đáng để tranh luận.

Từ quan điểm của học tập suốt đời

Miettinen, R. (2000) đã có những nhận xét khá thẳng thắn về quan điểm học tập suốt đời, tuy nhiên có thể có những tranh cãi về các ý kiến của ông: “Học tập trải nghiệm có thể dẫn đến kết luận sai lầm trong quá trình học tập; phương pháp này có thể không giúp chúng ta hiểu và giải thích sự thay đổi và kinh nghiệm mới; và phương pháp này có thể gây nên tư duy lười biếng và giáo điều trong quá trình triển khai”.

Quan điểm quản lý giáo dục

Vince (1998) có đưa ra 5 nhận định về phê phán chu trình học tập của Kolb:

– Kinh nghiệm cần được nhìn nhận như một quá trình kiến tạo, hình thành khuôn mẫu và bao gồm cả các mối quan hệ quyền lực trong xã hội.

– Mối quan hệ phức hợp và độc đáo xung quanh kiến thức được kiến tạo giữa con người như một phần tương tác của quá trình học tập.

– Cần được chú trọng vào kinh nghiệm ở đây-lúc này (here-now) và quá trình soi chiếu giữa con người trong môi trường giáo dục và các tổ chức mà con người đó đại diện.

– Tìm kiếm phương thức làm việc với những quá trình không ý thức và ưu tiên, cụ thể là cần phải có cơ chế bảo vệ.

– Nên có siêu quá trình hoặc trình tự thứ hai liên quan đến mỗi cấu phần của chu trình học tập qua trải nghiệm.

Kelly (1997) trong bài viết Học tập qua khám phá có phân tích đã đưa ra nhận định của Kolb về hạn chế của Phương pháp học tập qua trải nghiệm: “kết quả học tập chỉ tập trung vào cá nhân tự đánh giá. Không dùng tiêu chuẩn hay hành vi để đánh giá một phong cách học tập được yêu thích. Học tập qua trải nghiệm chỉ đánh giá sự phát triển điểm mạnh trong từng cá nhân con người chứ không phải trong mối quan hệ với người khác.”

Theo trang web Hướng dẫn dạy và học trong y học (Handbooks of teaching and learning in Medicine), phương pháp học tập qua trải nghiệm của Kolb không thể áp dụng đại trà cho mọi bối cảnh. Phương pháp này hạn chế các tác nhân đối với quá trình học tập. Phương pháp này không giải thích về sự tác động của các yếu tố hoạt động tâm lý học, xã hội và trường học đến quá trình học tập. Ngoài ra cần phải lưu ý đến sự khác biệt về phong cách học của mỗi người, và sự khác biệt của từng người trong những hoàn cảnh khác nhau.

Chu trình học tập qua trải nghiệm của Kolb (1984)

Kết luận

Nhiều người ủng hộ tuyệt đối phương pháp học tập qua trải nghiệm và áp dụng một cách triệt để, tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy có những ý kiến trái chiều về phương pháp này. Vì vậy, khi áp dụng vào từng môn học, từng lớp học và từng đối tượng học sinh cần có sự cân nhắc. Chính tác giả của Phương pháp học tập qua trải nghiệm, David Kolb, cũng khẳng định hạn chế của phương pháp này là cá nhân hóa quá trình học tập thông qua kinh nghiệm. Có lẽ cần lưu ý hơn đến môi trường và bối cảnh khi áp dụng một phương pháp học tập vào giảng dạy.

Share...

Bài mới
Trang liên kết
Tạp chí Giáo dục
Tạp chí Khoa học Giáo dục
Trang tin điện tử Tạp chí Giáo dục
August 2018
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Chuyên san Giáo dục Mở

Đăng kí nhận thông tin