Amanda Morin | Khuất Tuấn dịch
Dạy&Học số 30 | Tháng 12/2020
Kỷ luật và trừng phạt có giống nhau không? Mọi người thường sử dụng các thuật ngữ này thay thế cho nhau, tuy vậy giữa chúng lại có sự khác biệt. Kỷ luật là cách để dạy những đứa trẻ tuân theo các quy định hoặc sửa chữa các hành vi sai trái. Có kỷ luật tiêu cực và kỷ luật tích cực.
Hình phạt là một hình thức kỷ luật tiêu cực. Nó thường được sử dụng nhằm loại bỏ hoặc kết thúc 1 hành vi không mong đợi. Kỷ luật tích cực, thứ đôi khi được hiểu là hệ quả nhằm để sửa chữa [corrective consequences] hành vi hoặc là các hướng dẫn mang tính tích cực [positive guidance], cũng giúp chấm dứt hành vi, và thậm chí có thể hiệu quả hơn việc trừng phạt.
Khi đứa trẻ khiến bạn căng thẳng hoặc không tuân thủ theo các quy tắc, bạn có thể nhanh chóng đưa ra cho chúng một hệ quả làm cho chúng khó chịu để dừng lại hành vi đang làm. Đó là phản ứng phổ biến khi bạn cảm thấy thất vọng, tức giận hoặc đơn giản là chán nản. Nhưng nó không có khả năng giúp đứa trẻ thay đổi hành vi về lâu dài.
Hãy xem xét tình huống sau: Sandra và Javier đã tranh cãi về hộp bút chì màu suốt cả buổi chiều. Một trong hai đứa đã đẩy người kia và chúng bắt đầu tranh cãi. Bạn có thể nói rằng: “Hai em, dừng lại. Hôm nay, hai em sẽ không được phép ra ngoài chơi”.
Đó là sự trừng phạt. Nó có thể giúp dừng lại hành vi này ngay tức khắc nhưng không dạy được cho Sandra và Javier kỹ năng mà chúng cần để đưa ra một quyết định tốt hơn cho lần tranh cãi tới.
Khi sử dụng kỷ luật tích cực, bạn có thể nói: “Đưa cô hộp bút chì màu đó. Không bạn nào có thể sử dụng nó ngay bây giờ. Sandra, hãy hít thở sâu nào em. Bây giờ hãy sử dụng câu mà chúng ta đã luyện tập ngày hôm qua để cho Javier biết tại sao em lại giận dữ.” Bạn có thể vẫn cảm thấy khó chịu và bực bội. Nhưng bạn biết rằng bạn đang chuẩn bị cho một kết quả tốt hơn cho lần tới.
Kỷ luật tích cực không khuyến khích hành vi. Nhưng nó dạy cho trẻ biết lường trước hậu quả và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Nó cũng giúp những đứa trẻ nhìn thấy mối liên hệ giữa những gì chúng làm và những gì xảy ra tiếp theo – hệ quả tự nhiên và hệ quả logic.
Tìm hiểu thêm về sự trừng phạt và kỷ luật:
Kỷ luật tiêu cực/
Hình phạt |
Kỷ luật tích cực/
Hệ quả nhằm sửa lỗi |
|
Cách tiếp cận |
|
|
Nó là gì? |
|
|
Điểm trọng tâm |
|
|
Quan điểm |
|
|
Nó như thế nào? |
(Các nghiên cứu cho thấy rằng sự trừng phạt liên quan tới thân thể có thể làm tăng sự hung hăng và các hành vi tiêu cực khác). |
|
Một vài ví dụ về các loại hệ quả | Hệ quả tiêu cực:
|
Hệ quả tự nhiên:
Hệ quả logic:
|
Những đứa trẻ học được gì? | Thông điệp là “Bạn cần phải dừng lại hành vi đó, nó sai”. Trẻ học được:
|
Thông điệp là “Đây là những gì bạn có thể hoặc nên làm để thay thế.”. Trẻ học được:
|
Kết quả |
|
|
Không phải bạn lúc nào cũng luôn luôn tiếp cận được các hành vi theo cách mình mong muốn, đặc biệt là trong những thời điểm căng thẳng. Nhưng bạn có thể lựa chọn cách thay đổi chúng, ở trường cũng như ở nhà. Đọc câu chuyện của một gia đình đã tìm được đúng hướng đi như thế nào sau nhiều năm quản lý một cách sai lầm. Tìm hiểu thêm các hướng dẫn để hiểu rằng các hành vi là một hình thức giao tiếp quan trọng.