Cải thiện văn hoá học đường bằng góc nhìn của học sinh

Tác giả: Rashmi Watson prove

Người dịch: Nguyễn Lan Hương

Butler College là một trường học nằm ở thành phố Perth, miền tây nước Úc. Đây là ngôi trường mà đã đầu tư xây dựng thành công văn hoá phát triển và học tập không ngừng (a culture of development and continuous learning) áp dụng cho tất cả nhân viên của nhà trường bao gồm từ các cán bộ chuyên môn giáo dục như giáo viên, trợ giảng cho tới những chuyên viên phục vụ chung như người làm vườn hay nhân viên vệ sinh.

Được nhen nhóm từ năm 2014 với sự tham gia của 47 cán bộ trong những ngày đầu, sáng kiến xây dựng văn hoá học đường này đã được phát triển không ngừng và cho tới nay đã có tới 300 cán bộ nhân viên cùng gần 2000 sinh viên chung tay góp sức. Mục tiêu lớn nhất của sáng kiến này đó là làm sao khuyến khích tất cả các nhân viên trong toàn trường luôn luôn nỗ lực phấn đấu để làm tốt nhất vai trò của mỗi người.

Để đảm bảo mọi người đều tham gia đóng góp cho văn hoá phát triển và học tập không ngừng, trường Butler College quyết định tổ chức một cuộc khảo sát trực tuyến để ghi nhận các ý kiến đóng góp và phản hồi từ học sinh và phụ huynh của nhà trường.

Tôi trong vai trò là người tư vấn về Nghiên cứu & Phát triển của nhà trường, đã trực tiếp thực hiện khảo sát này trong năm 2016 – 2017 thông qua các phản hồi, tìm ra các vấn đề đang tồn tại liên quan đến học tập, môi trường và sự ảnh hưởng của các nhân viên trong trường đối với học sinh và phụ huynh.

Bảng hỏi được thiết kế bằng cách sử dụng mô hình Điều tra đánh giá cao – Appreciative Inquiry (AI)[1] với cách tiếp cận dựa vào các điểm mạnh. Mô hình AI tập trung vào việc nghiên cứu những điểm mạnh của tổ chức và làm thế nào để điều phối chúng cho phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan (Coghlan, Preskill, & Tzavaras Catsambas, 2003). Nhiều tổ chức cũng đã áp dụng cách tiếp cận này và có được những biến chuyển tích cực (Cooperrider, Whitney, & Stavros, 2003; Quinney & Richardson, 2014).

Trong chuyến khảo sát tại trường Butler College, gần 800 phản hồi của học sinh đã được thu về, trả lời cho 13 câu hỏi mở. Trong bài viết này, tôi tập trung vào câu hỏi “Học sinh có nhận thức gì về những gì góp phần làm lên trải nghiệm học tập đáng nhớ nhất trong tất cả các năm học tại trường?”

Tiếng nói của học sinh (theo kết quả khảo sát)

Nhóm khảo sát tiến hành tìm hiểu câu trả lời của học sinh về trải nghiệm học tập “đáng nhớ nhất” và bắt đầu với việc phân tích các từ mà các em sử dụng thường xuyên nhất. Bởi theo nguyên tắc của mô hình AI, những trải nghiệm tốt nhất và tích cực nhất từ những người tham gia sẽ được lựa chọn ra để làm cơ sở tìm ra được giá trị tích cực cốt lõi của tổ chức, mà trong trường hợp này là nhà trường

Số câu trả lời thu về nhiều nhất đề cập đến “giáo viên” là điều không thể thiếu được trong những trải nghiệm học tập đáng nhớ nhất của học sinh. Cần phải hỏi sâu hơn xem điều cụ thể gì về người giáo viên đã giúp làm cho những trải nghiệm học tập đó của học sinh thêm phần đáng nhớ; tuy nhiên có hai khía cạnh chính xuất hiện dưới vấn đề liên quan đến giáo viên đó là đức tính và phương pháp sư phạm. Hai khía cạnh này xuất hiện đan xen chứ không được đề cập riêng rẽ.

Về đức tính của thầy cô giáo:

Học sinh sử dụng một số từ khoá để mô tả các đức tính mang tính cá nhân, đức tính tích cực của giáo viên mà làm cho những giờ học của các em trở nên đáng nhớ.

Trong nhận thức của các em, “tốt/ tử tế”, “thân thiện” và “hay giúp đỡ” là top 3 đức tính của người giáo viên được cho rằng góp phần nâng cao mối quan hệ với học sinh, từ đó khiến cho những trải nghiệm học tập trở nên đáng nhớ. “Lòng tốt” cũng là một từ khoá được nhắc đến sau đó.

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về chia sẻ của học sinh:

“Lớp X là lớp học yêu thích của em, những nhiệm vụ thực tế trong lớp khiến cho em cảm thấy thú vị và hứng thú với giờ học. Ngoài ra nếu như thầy cô mà hài hước, tử tế và thấu hiểu học sinh thì sẽ giúp ích cho chúng em rất nhiều.” Một học sinh lớp 12 chia sẻ.

“Người giáo viên trong các lớp học nên làm bạn với sinh viên, không chỉ thảo luận về các chủ đề trong bài giảng mà còn nên chia sẻ nhiều hơn với sinh viên. Giáo viên nên tôn trọng học sinh và đối xử với học sinh như con người”. Một học sinh lớp 9.

“Tất cả những gì chúng em học và ghi nhớ được thường đến từ những hoạt động vui vẻ. Em thích các hoạt động hài hước trong lớp học như là các trò thử nghiệm các trò chơi”. Một học sinh lớp 7 cho biết.

Về phương pháp sư phạm

Liên quan đến phương pháp sư phạm của giáo viên, học sinh chú ý tới hai tới hai khía cạnh và cho rằng hai khía cạnh này giúp hỗ trợ, nâng cao kinh nghiệm học tập cho các em. Một xoay quanh việc “sự tham gia của học sinh” và hai là “sự hướng dẫn của giáo viên”.

“Sự tham gia của học sinh” được hiểu là khi giáo viên đưa ra những hoạt động mà học sinh cho là các hoạt động học tập vui nhộn thông qua các trò chơi, là khi giáo viên sử dụng các phương pháp tiếp cận đa phương thức trong giảng bài và khi giáo viên hài hước và nhiệt tình.

Ví dụ:

“… là một trong những lớp học hay nhất vì cô giáo của chúng em đã giảng bài bằng rất nhiều cách ví dụ như chia sẻ những điều thú vị, viết, chơi các trò chơi tương tác và đưa ra những cách học thú vị, vui vẻ”. Một học sinh lớp 9 chia sẻ.

“Em rất thích khi chúng em được thảo luận trong lớp và khi mà cô giáo giảng giải cho chúng em hiểu về các nội dung trong bài học”. Học sinh lớp 9

“Sự hướng dẫn của giáo viên” ở đây bao gồm việc đưa ra các chỉ dẫn đơn giản và rõ ràng, đặ câu hỏi, tương tác và hỗ trợ học sinh trong quá trình học.

Ví dụ:

“Điều mà làm cho trải nghiệm học tập của em trở nên tốt hơn cả đó là cách mà thầy cô giảng giải, giải thích mọi thứ một cách đơn giản và có thể dễ dàng hiểu được”. Một học sinh lớp 7

“Giáo viên sử dụng powerpoint và bóc tách được các vấn đề ra một cách từ từ. Nó khiến cho em bị thu hút bởi lời thầy cô giảng và đạt được điểm số em muốn.” Chia sẻ của một học sinh lớp 11.

Phản hồi của nhà trường đối với các nguyện vọng của học sinh

Lắng nghe phản hồi từ học sinh, ban lãnh đạo nhà trường quyết tâm đưa ra một phương pháp chính thống và hỗ trợ tốt nhất với mong muốn phát triển hiệu suất thay vì phải quản lý hiệu suất của các bộ phận. Để làm được điều đó, toàn thể đội ngũ giáo viên giảng dạy đã được tham gia vào một đợt huấn luyện.

Khoảng 150 giáo viên đã tham gia vào quá trình này, tập trung vào nâng cao năng lực thực hành giảng dạy một cách thường xuyên. Toàn thể cán bộ của nhà trường ngoài việc tự chịu trách nhiệm thì còn được hỗ trợ bởi đồng nghiệp, quản lý trực tiếp của họ và tôi, với tư cách là nhà tư vấn.

Trong mỗi buổi tập huấn như vậy, một phần dữ liệu kết quả nghiên cứu từ học sinh đã được chia sẻ tới các giáo viên và cán bộ nhà trường.

Kết quả thu được của đợt tập huấn gần với Tiêu chuẩn 4 của AITSL[2]: “Tạo lập và duy trì môi trường học tập hỗ trợ,an toàn”. Để đảm bảo rằng tiếng nói của học sinh được lắng nghe và hồi đáp tích cực bởi toàn thể cán bộ, Tiêu chuẩn 4 đã được ban hành trở thành chủ điểm thực hiện xuyên suốt của nhà trường trong năm học 2018.


[1] Mô hình Điều tra đánh giá cao AI được phát triển từ bộ phận nghiên cứu hành vi tổ chức, Trường đại học Case Western Reserve từ năm 1987 với một bài báo của David Cooperroider và Suresh Srivastkva.

[2] AITSL – Australian Institute of Teaching and School Leadership: Viện nghiên cứu Giảng dạy và Lãnh đạo trường học tại Australia

Share...

Bài mới
Trang liên kết
Tạp chí Giáo dục
Tạp chí Khoa học Giáo dục
Trang tin điện tử Tạp chí Giáo dục
June 2018
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Chuyên san Giáo dục Mở

Đăng kí nhận thông tin