Học tập Chủ động (Phần 2): Một số Chiến lược Học tập Chủ động

Lê Thanh Hằng dịch[1]

Think/Pair/Share & Write/Pair/Share

Think/Pair/Share và Write/Pair/Share là những hoạt động cho phép học sinh hình thành câu trả lời của riêng mình cho một câu hỏi. Sau đó, các học sinh chia sẻ với một đối tác học sinh (hoặc nhiều đối tác học sinh), thảo luận và so sánh câu trả lời cá nhân của họ. Sau một vài phút của cuộc thảo luận giữa các cặp, giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả với cả lớp.

Minute Papers

Một cách thức đánh giá mức độ hiểu về các khái niệm khó của học sinh bằng cách yêu cầu học sinh lấy một tờ giấy và viết câu trả lời cho câu hỏi về chủ đề hiện tại trong 2-3 phút. Câu hỏi đặt ra có thể chỉ đơn giản là yêu cầu học sinh tóm tắt những điểm quan trọng nhất của bài giảng hoặc liệt kê là những gì điểm mù của bài học. Bằng cách đọc những tổng kết ngắn gọn đó, giáo viên có thể biết học sinh đang gặp vấn đề gì và điều chỉnh bài giảng cho phù hợp.

Letter Home

Đây là một biến thể của Minute paper yêu cầu học sinh viết một đoạn ngắn (lá thư) giải thích một khái niệm bằng ngôn ngữ đơn giản. Quá trình chuyển các khái niệm thành ngôn ngữ đơn giản giúp học sinh xử lý và kết nối các ý tưởng từ những kiến thức đã biết. Letter home cũng đánh giá xem học sinh có hiểu bài thực sự hay không.

Concept Mapping

Bản đồ khái niệm là phương tiện trực quan hiển thị các mối quan hệ hoặc kết nối giữa các khái niệm. Yêu cầu học sinh biểu thị các thành phần khác nhau của một chủ đề trên một bản đồ khái niệm sử dụng các đường kết nối mối tương quan giữa các thành phần. Lập bản đồ khái niệm giúp học sinh tổ chức và xác định những ý tưởng liên quan theo nhiều cách như thế nào. học sinh có thể so sánh bản đồ khái niệm của nhau để xác định hình dung hữu ích nhất về các thông tin. Giáo viên có thể đánh giá xem học sinh có đang vẽ các kết nối giữa các khái niệm hợp lí hay không.

Các nhóm hợp tác trong lớp học

Yêu cầu học sinh giải quyết các vấn đề, câu hỏi hoặc vấn đề trong nhóm 3-5 học sinh. Chiến lược này rất hiệu quả khi bạn cho mỗi nhóm một vấn đề hơi khác nhau một chút và yêu cầu mỗi nhóm trở thành chuyên gia trong vấn đề của họ. Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, giải pháp và tình huống khó khăn liên quan đến các vấn đề của họ. Trong khi các nhóm làm việc, giáo viên di chuyển để quan sát, đặt câu hỏi thêm và giữ nhóm tập trung vào nhiệm vụ.

Kiểm tra ghi chép/ So sánh ghi chép

Thỉnh thoảng, yêu cầu học sinh so sánh các ghi chú của họ với học sinh khác. Bài tập này cho phép học sinh xem cách học sinh khác ghi chép; nó cũng cung cấp cho học sinh cơ hội xem xét lại nhanh chóng những điều quan trọng trong bài giảng. Đôi khi học sinh sẽ phát hiện ra họ đã bỏ lỡ thông tin mà học sinh khác cho là quan trọng. Yêu cầu học sinh chia sẻ nơi họ tìm thấy sự khác biệt hoặc những điểm sáng thú vị.

Nếu bạn có thể đặt một câu hỏi

Yêu cầu học sinh viết một câu hỏi về môn học trên một tấm thẻ chỉ mục mà họ muốn được khám phá thêm. Sau đó, học sinh làm việc theo nhóm để thảo luận về các câu hỏi và xây dựng câu trả lời. Điều này có thể tạo một cuộc thảo luận tuyệt vời về kiến thức giữa các học sinh. Thu thập các thẻ chỉ mục để xem học sinh có câu hỏi tương tự nhau, cần phải làm rõ thêm. Một số giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng các câu hỏi cho một bài kiểm tra. Điều này có thể giúp giáo viên thấy được liệu học sinh có xác định được các thông tin quan trọng nhất hay không.


[1] dịch từ Website của Đại học Duquesne

Share...

Bài mới
Trang liên kết
Tạp chí Giáo dục
Tạp chí Khoa học Giáo dục
Trang tin điện tử Tạp chí Giáo dục
July 2018
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  

Chuyên san Giáo dục Mở

Đăng kí nhận thông tin